16:01 01/09/2021 2779
Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của tuổi trẻ Thủ đô và tinh thần xung kích sáng tạo, các cơ sở Đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai hỗ trợ những doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã có sản phẩm tham gia Chương trình đánh giá mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2021.
Thành đoàn Hà Nội đã triển khai sâu rộng chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2021 đến các cơ sở Đoàn trực thuộc; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Điều phối chương trình nông thôn mới Thành phố trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến tới đoàn viên, thanh niên về chủ trương, chính sách của Trung ương và Thành phố về chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); tổ chức lồng ghép tập huấn trong các chuyên đề tập huấn từ cấp Thành phố đến cấp cơ sở.
Theo đó, Đoàn thanh niên xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên đã hỗ trợ Sản phẩm Tò he nặn hình con giống trong mẹt, tò he nặn hoa hồng cắm lọ gốm; tò he bút chì, tò he que, tò he truyền thống hình nặn bánh cổ - chủ hộ sản xuất là anh Đặng Văn Tiên sinh năm 1984 ((tại thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, TP hà Nội).
Cơ sở sản xuất có Có 05 sản phẩm được UBND TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận OCOP theo Quyết định số 5448/QĐ-UBND, ngày 4/12/2020 của UBND TP Hà Nội gồm: tò he nặn hình con giống trong mẹt, tò he nặn hoa hồng cắm lọ gốm. Nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo và bột nếp, các màu sắc của bột hầu hết đều có nguồn gốc từ thực vật nên rất thân thiện với môi trường. Không chỉ là một thứ đồ chơi dân gian mang đậm hồn dân tộc; những con tò he từ lâu đã được xem như những tác phẩm nghệ thuật và có sức hấp dẫn đặc biệt với mọi người.
Sản phẩm bột ngũ cốc min min được sx theo tiêu chuẩn ISO 22000 -2018. Sản phẩm được chế biến theo quy trình khép kín hiện đại. Giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và độ thơm ngon nguyên liệu được chọn lọc kĩ càng mẫu mã sang trọng. đã được UBND TP Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Sản phẩm được công nhận OCOP theo Quyết định số 560/QĐ-UBND ngày 27/01/2021 của UBND TP Hà Nội. Quy mô sản xuất với nhà xưởng rộng 500m2, khối lượng thành phẩm khoảng 40 tấn/năm, doanh thu khoảng 15 tỷ đồng/năm, lợi nhuận trên 1 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho trên 10 lao động.
Đoàn Thanh niên xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai đã hỗ trợ mô hình sản phẩm bột ngũ cốc min min, chủ sản xuất: Nguyễn Thu Nga sinh năm 1991 (thôn Ro Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội)
Sản phẩm bột rau củ sấy lạnh được chế biến theo quy trình đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm từ các nguyên liệu an toàn, quy trình khép kín với khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng nghiêm ngặt tạo nên chất lượng sản phẩm tốt nhất với mẫu mã đa dạng, rau củ sau khi được thu hoach từ trang trại, sẽ được đưa vào hệ thông sấy lạnh trong 50 tiếng nhằm giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của rau. Đã được UBND TP Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Sản phẩm được công nhận OCOP theo Quyết định số 7095/QĐ-UBND ngày 13/12/2019 của UBND TP Hà Nội. Với doanh thu khoảng 150 triệu đồng/tháng, đồng thời cũng tạo thêm công việc cho người dân tại địa phương giúp nâng cao đời sống.
Đoàn Thanh niên xã An Khánh, huyện Thường Tín đã hỗ trợ Sản phẩm bột rau củ sấy lạnh GIHO - chủ hộ sản xuất Nguyễn Thị Thu sinh năm 1988 tại xã An Khánh, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Vai trò của tổ chức Đoàn, Hội được thể hiện qua các hoạt động kết nối với các chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm trong cũng như ngoài địa phương; Đào tạo, hướng dẫn, tập huấn chuyên sâu các kiến thức về các chương trình gắn với OCOP; Hỗ trợ vay vốn, kêu gọi hợp tác.
Vai trò của tổ chức Đoàn, Hội còn được thể hiện qua những tham mưu, đề xuất với các cấp chính quyền trong công tác hỗ trợ đối với doanh nghiệp cả về sản xuất kinh doanh cũng như cơ chế. Từ đó, doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sản phẩm OCOP.
Tổ chức Đoàn, Hội cũng thể hiện được vai trò xung kích, sáng tạo trong việc kết nối với các đơn của các tỉnh, thành khác trên cả nước để doanh nghiệp được trao đổi, học hỏi từ kinh nghiệm sản xuất cho đến quản lý. Từ đó, doanh nghiệp phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn.