Hành trình vươn lên của “bông hoa” khiếm thị

15:57 03/09/2024        13



Hải Anh là một trong 20 gương mặt tiêu biểu nhận giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng.

Mẹ là người thầy đầu tiên

Hải Anh lớn lên trong gia đình hoàn cảnh khó khăn tại Nam Định, bố mẹ lớn tuổi, sức khỏe suy yếu, anh trai mắc bệnh tuyến giáp. Nói về đôi mắt của mình, Hải Anh cho biết, gia đình phát hiện cô gái trẻ mắc căn bệnh đục thủy tinh thể khi mới chỉ 1 tháng tuổi.

“Gia đình nuôi hy vọng tìm lại ánh sáng cho em với các cuộc phẫu thuật mổ mắt nhưng may mắn đã không mỉm cười. Mọi việc tồi tệ hơn khi bác sĩ tiếp tục phát hiện ra căn bệnh teo nhãn cầu, đồng nghĩa với việc em mất hoàn toàn chức năng thị giác”, Hải Anh kể.

Vũ Thị Hải Anh tham gia biểu diễn thời trang

Từng bị cô giáo từ chối, Hải Anh mặc cảm với câu nói: “Sẽ không có một ngôi trường nào đón nhận những người mù”. Cả tuổi thơ của cô gái trẻ là những ngày dài đằng đẵng trong sợ hãi, tuyệt vọng.

Thương đứa con gái nhỏ, mẹ đồng hành cùng Hải Anh, dạy cho cô gái trẻ từ những điều nhỏ nhất như cầm đũa, cầm thìa hay cầm dao gọt hoa quả. Nhiều lần bị đứt tay do dao cứa nhưng mẹ luôn để cô gái trẻ phải tự tìm cách băng vết thương của mình. Mẹ cho rằng: “Mẹ sẽ chẳng ở bên con mãi, nên cách tốt nhất là phải tập cho con tự đứng, đi trên đôi chân của mình”.

Mẹ không chỉ là mẹ, là đôi mắt, còn là người thầy dạy Hải Anh từ kỹ năng sống đến chữ viết. Đặc biệt, mẹ còn nhờ một người khác dạy chữ braille, một loại chữ dành cho người khiếm thị để dạy lại cho cô gái trẻ những con chữ đầu đời.

Tuổi thơ của Hải Anh làm bạn với chiếc đài nhỏ và lắng nghe âm thanh cuộc sống bằng tất cả các giác quan của mình. “Ngày mà em nhận ra hướng đi của mình chính là hôm em nghe được tiếng phát thanh viên trên sóng radio. Tiếng nói truyền cảm như dẫn dắt, thôi thúc ý chí của em phải tìm hiểu, học tập và trở thành một phát thanh viên” - Hải Anh chia sẻ.

Hải Anh đạt nhiều thành tích trong học tập và tham gia các cuộc thi viết

Từ đây, Hải Anh quyết tâm theo đuổi ước mơ trở thành một nhà truyền thông. Với cô gái trẻ truyền thông, nghề báo chính là cầu nối để kết nối mọi người với nhau, lan tỏa đến cộng đồng những điều tích cực, xóa đi định kiến về người khuyết tật nói chung, người khiếm thị nói riêng.

Sau rất nhiều khó khăn, năm 2013, Hải Anh cùng mẹ lên Hà Nội tham gia lớp học hòa nhập tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu. Do lớn tuổi nên Hải Anh thi vượt cấp, không học lớp tiền hòa nhập như các bạn đồng trang lứa.

Không chỉ phấn đấu học tập giỏi, cô gái trẻ còn nhiệt tình tham gia các cuộc thi truyền cảm hứng tới cộng đồng. Năm 2019, Hải Anh đã giành giải Đặc biệt trong cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 48; “ trở thành "Đại sứ văn hóa đọc Thủ đô”, “Học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô năm học 2019-2020"…. Cô gái trẻ cũng được tuyên dương tấm gương điển hình trong lao động và học tập.

FACEBOOK

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC