Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

10:06 24/10/2023        241



Theo kế hoạch, đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Đến năm 2030 sẽ xây dựng Thủ đô trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Định hình thành phố thông minh

Trước đó, vào cuối tháng 2/2023, Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TƯ về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết nêu rõ quan điểm thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy và hành động về thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh là trách nhiệm, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của toàn xã hội, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Theo kế hoạch, đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Đến năm 2030 sẽ xây dựng Thủ đô trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Định hình thành phố thông minh

Trước đó, vào cuối tháng 2/2023, Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TƯ về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết nêu rõ quan điểm thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy và hành động về thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh là trách nhiệm, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của toàn xã hội, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Hà Nội ban hành Kế hoạch xây dựng thành phố thông minh tới năm 2025, tầm nhìn 2030

 (Ảnh minh họa)

Việc triển khai công cuộc chuyển đổi số phải được thực hiện linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo tinh thần chỉ đạo tại Đề án 06 của Chính phủ để phục vụ 5 nhóm tiện ích gồm: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế xã hội; phụ vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2025 thực hiện chuyển đổi số phát triển Thủ đô theo hướng thông minh, hiện đại; tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Đến năm 2030, xây dựng Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới. Hà Nội duy trì và phấn đấu vị trí cao trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của cơ quan nhà nước, phát triển các dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp, khai thác dữ liệu như một tài nguyên mới để phát triển kinh tế xã hội.

Nền tảng vững chắc

Thực tế cho thấy, thời gian qua, Thành phố đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Đến nay, việc triển khai chuyển đổi số của thành phố bước đầu đạt một số kết quả nhất định. Chính quyền số từng bước được triển khai; hạ tầng số được đẩy mạnh, bảo đảm điều kiện phục vụ các nhiệm vụ phát triển nền tảng số, dữ liệu số và các hoạt động chuyển đổi số khác.

Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng thành phố thông minh.

Kinh tế số, xã hội số của Thủ đô đang phát triển khá mạnh mẽ, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt, xếp hạng chỉ số thương mại điện tử của Hà Nội đứng thứ 2 trên toàn quốc, tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 78%, tỷ lệ hộ gia đình có truy cập internet băng rộng đạt 90%.

Việc triển khai các nhiệm vụ theo Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trên địa bàn thành phố đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, được Chính phủ đánh giá cao với vai trò là đơn vị làm điểm của cả nước, góp phần đẩy mạnh phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, cũng như phục hồi nhanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện thực hóa các mục tiêu

Với những nền tảng đang có, trong Kế hoạch số 239/KH-UBND về “Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, thành phố Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu.

Về chính quyền số, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số hiện đại, an toàn đáp ứng các nhiệm vụ về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh.

Qua đó, thành phố phấn đấu 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, triển khai trên nhiều phương tiện hiện đại. Triển khai tối đa các hoạt động, chỉ đạo, điều hành, quản trị nội bộ, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng ở cả 3 cấp.

Hà Nội cũng thực hiện nhiều giải pháp nhằm hoàn thành từ 90% trở lên các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; bảo đảm kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, thống kê tổng hợp về dân số, tài chính, bảo hiểm...; chia sẻ dữ liệu cung cấp dịch vụ công; hình thành hệ sinh thái chính quyền số, lấy sự phục vụ người dân và doanh nghiệp là trung tâm thông qua các nền tảng số và dịch vụ dữ liệu mở; cho phép chính quyền, doanh nghiệp và người dân khai thác các nguồn tài nguyên dữ liệu mở để phát triển kinh tế xã hội.

Về kinh tế số, thành phố đặt mục tiêu tỷ trọng kinh tế số trong GRDP chiếm khoảng 30%; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hằng năm tăng 7%-7,5%; Về xã hội số: Phấn đấu 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; 50% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân; phủ mạng internet băng rộng cáp quang tới 90% hộ gia đình. Tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

Hà Nội cũng phấn đấu 70% người trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản, làm nền tảng sử dụng dịch vụ số như dịch vụ công trực tuyến, tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám, chữa bệnh từ xa, tiến tới 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.

Nghị quyết cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện các mục tiêu đề ra, gồm: Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh; hoàn thiện cơ chế, chính sách; tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh; chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh.

Lệ Chi

 

FACEBOOK

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC