AI sẽ là chìa khóa cạnh tranh cho các doanh nghiệp

10:33 09/01/2019        1062



Muốn tồn tại, cạnh tranh và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải quan tâm đến hai yếu tố: AI (trí tuệ nhân tạo) và Privacy (riêng tư) để tăng sức cạnh tranh, thay đổi sản phẩm của mình nhanh hơn nữa để thu hút khách hàng.

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng tại Ngày Internet Việt Nam năm 2018 diễn ra ngày 5/12, tại Hà Nội.

Theo Thứ trưởng  Nguyễn Thành Hưng, sau 21 năm kể từ khi hòa mạng thế giới, Internet Việt Nam tiếp tục đặt ra những thách thức và mục tiêu mới: đó là xây dựng hệ sinh thái số với các sản phẩm dịch vị nền tảng số do người Việt tự phát triên tự làm chủ.

Với quy mô dân số xấp xỉ 95 triệu người (xếp 15 thế giới), trong đó tỉ lệ sử dụng internet chiếm hơn 60%, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng internet. Một thống kê đáng chú ý là thời gian sử dụng internet trung bình của người Việt lên tới gần 7h/ngày. Điều này chứng minh rằng người Việt đã dành một lượng  thời gian đáng kể cho các hoạt động trên không gian mạng phục vụ các nhu cầu khác nhau. Do vậy, phát triển hệ sinh thái số phục vụ người dân Việt Nam là hướng đi lâu dài, cần thiết, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội và người dân.

Sự phát triển bùng nổ của công nghệ nói chung và internet nói riêng đã mang đến các mô hình kinh doanh mới. Việt Nam trở thành một điểm thu hút rât nhiều doanh nghiệp công nghệ nước ngoài vào đầu tư kinh doanh hoạt động xuyên biên giới.

Theo quan điểm của ông Hưng, yếu tố Việt Nam đang thiếu và lúng túng chính là môi trường pháp lý cũng có thể gọi là “ luật chơi”. Điển hình là vụ kiện thu hút nhiều sự chú ý của dư luận giữa Vinasun và Grap chính là một minh chứng. Không chỉ đơn giản là giữa một doanh nghiệp taxi truyền thống với một hãng taxi công nghệ hoạt động trên thế giới mà về bản chất còn là sự va chạm mô hình kinh doanh truyền thống với mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ.

 “Mặc dù các cơ quan quản lý đã có những nỗ lực để điều chỉnh, chúng ta cần thừa nhận rằng có một độ trễ nhất định của chính sách, khi mà thực tiễn diễn biến quá nhanh và chính sách không thể theo kịp. Điều này không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà là vấn đề chung của các nước trên thế giới, trong đó có cả các quốc gia phát triển. Để cạnh tranh bình đẳng với các nhà cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ không có cách nào khác chúng ta phải xây dựng luật chơi và người chơi phải tuân thủ”, ông Hưng nhấn mạnh.

TẠ HẠNH

FACEBOOK

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC