Cũng như những lần trước, lần này chúng tôi hy vọng được gặp Bác Hồ. Lần ấy tôi được phân công phục vụ ở phòng họp của Chủ tịch đoàn. Tôi rất lo không làm tròn nhiệm vụ...
Ngày 25/9, Hội đồng Đội huyện Thanh Trì (Hà Nội) tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2020 với sự tham gia của 130 đội viên tiêu biểu trong toàn huyện.
Bác Tukimin có nhiệm vụ xem xét, phục vụ lúc ăn uống cũng được Người kéo vào và bảo ngồi cùng ăn. Ăn xong, đột nhiên Bác Hồ yêu cầu tôi đưa Người đi dạo phố mà không cần bảo vệ. Tôi được bỏ quân phục và tất cả phù hiệu. Tất nhiên là tôi ngạc nhiên và tự hỏi: Tại sao người lại tin cậy chúng tôi, những người mà Người chưa hề quen biết đến như thế?
Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm lên.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nội dung mang tính chiến lược trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, là tài sản trí tuệ vô giá mà Bác Hồ để lại cho chúng ta, một nội dung trọng yếu của chủ đề Đại hội Đảng các cấp, là động lực phát triển đất nước.
Trong nhiều lần gặp Bác, điều đọng lại trong suốt cả cuộc đời của Đại tá Lê Hãn (con trai trưởng của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn) là chuyện tiết kiệm và cách đi kiểm tra đời sống cán bộ của Bác. Nay đã 80 tuổi đời, 60 năm tuổi Đảng, ông luôn xem đó là phương châm sống của mình.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành “bảo vật quốc gia” để lại muôn đời sau. Bản văn chứa đựng 5 vấn đề mà Bác đã gói gọn trong “mấy lời để lại”.
Cuối năm 1946, trong những ngày khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến ở và làm việc tại ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Dương (Vạn Phúc, Hà Đông), từ ngày 3-12 đến ngày 19-12-1946.
Lãnh tụ luôn có vai trò nổi bật, đặc biệt là trong những thời điểm quan trọng, mang tính bước ngoặt của mọi cuộc cách mạng. Đó cũng là điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) thể hiện rõ nét trong việc “vạch đường đi từng phút từng giờ” (thơ Tố Hữu) cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc ở nước ta.
Sau khi được Quốc tế Cộng sản chấp thuận, mùa Đông năm 1938, Bác Hồ đến Trung Quốc với tên là Hồ Quang, cấp bậc Thiếu tá, tìm cách về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. Tháng 2-1940, mang bí danh “ông Trần”, Bác đến nhà ông bà Tống Minh Phương, Việt kiều, ở 76 đường Kim Bính, nội thành Côn Minh và Người đã chắp được mối liên hệ với Đảng và phong trào cách mạng trong nước qua Ban công tác Hải ngoại của Đảng.
Bác Hồ – Người đã dành trọn cuộc đời, tâm huyết của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Người đã mãi đi xa, nhưng hình ảnh về một lãnh tụ vĩ đại, đáng kính, được nhân loại biết đến và kính nể thì mãi vĩnh hằng trong trái tim mỗi thế hệ người Việt Nam chúng ta và bạn bè quốc tế. Bác Hồ – một con người giản dị, nhưng toát lên linh hồn của cả một dân tộc. Dưới đây là mẩu chuyện hay về Bác mà chúng tôi đã sưu tầm được.
Thực hiện phong trào “Dân vận khéo” và việc xây dựng mô hình “Dân vận khéo” theo chỉ đạo của Đảng ủy khối các cơ quan thành phố, Đảng ủy Cơ quan Thành đoàn Hà Nội, Trường Lê Duẩn đã triển khai mô hình dân vận khéo có tên gọi là “Ba không – Bốn chống – Năm cần”.
Sáng 24/7 tại UBND huyện Đan Phượng, Hội đồng Đội huyện đã tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ XIV. Tại chương trình, thiếu nhi Đan Phượng hứa sẽ vươn lên trong học tập, rèn luyện để giữ vững danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”.
Trong lịch sử, hiếm có một gia đình Việt Nam nào như gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến thế hệ của Bác, Bác không có vợ, không có con. Chị của Bác, bà Nguyễn Thị Thanh cũng không có gia đình riêng. Anh trai của Bác, Nguyễn Sinh Khiêm, cũng không có vợ, con. Lịch sử ghi nhận, sau Cách mạng Tháng Tám, bà Thanh và ông Khiêm ra thăm Bác, sau đó về quê, tham gia các tổ chức kháng chiến chống Pháp và làm ăn nuôi nhau. Ông Khiêm mất 1950, bà Thanh mất 1954.